MetaCycler BioInnovations – một công ty mới tại Velocity, vườn ươm khởi nghiệp trực thuộc trường Đại học Waterloo, hiện đang nghiên cứu và sản xuất thí điểm vật liệu phân hủy sinh học từ chất thải của ngành công nghiệp chế biến sữa. Đây là dự án tiềm năng có thể ứng dụng và mở rộng phạm vi sản xuất, bao gồm cả sản phẩm ống hút giống nhựa có phân hủy sinh học.
Bà Nicole LeBlanc, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành, chia sẻ quan điểm về tính linh hoạt và tiềm năng khi sử dụng vật liệu phân hủy sinh học trong nghiên cứu lần này: “Chất liệu dài hạn mà chúng tôi đang sản xuất thích hợp với nhiều ứng dụng trong sản xuất, từ những vật liệu giống nhựa cứng, giòn, thậm chí vật liệu này còn có khả năng thay thế ống hút nhựa. Ống hút của chúng tôi sẽ mang lại cảm giác và kết cấu giống nhựa, nhưng lại phân hủy sinh học trong mọi môi trường, ngay cả trong môi trường biển.”
Dòng sản phẩm vi sinh vật biến đổi gen trong cơ sở MetaCycler có khả năng biến chất thải từ quá trình sản xuất sữa và phô mai thành PHA, vật liệu giống nhựa tự nhiên được tạo ra bởi vi sinh vật, là nền tảng chính trong vật liệu nhựa phân hủy sinh học ngày nay.
Aranksha Thakor, đồng sáng lập, mô tả sự vô hại của vi sinh vật này đối với sức khỏe con người và môi trường, và cách họ biến đổi thức ăn cho vi khuẩn tiêu thụ chất thải sữa và tạo ra PHA: “Ý tưởng này khả thi với bất kỳ chất thải hữu cơ nào. Biến đổi gen vi khuẩn giúp chúng ta có thể sản xuất ra những vật liệu giống nhựa, từ chất thải thu được trong cơ sở chế biến thực phẩm khác, cũng như từ các chất thải hữu cơ mà chúng ta thải ra trong sinh hoạt hàng ngày.”
Nhóm MetaCycler BioInnovations, bao gồm LeBlanc, Thakor, Eugenia Dadzie, Shirley Wong và Jonathan Parkes, bắt đầu hợp tác cùng Velocity trong dự án này từ đầu năm. Thakor, LeBlanc và Dadzie đều là các thực tập sinh tiến sĩ tại Khoa Khoa học trường Đại học Waterloo. Wong hiện đang hoàn thành nghiên cứu sau Tiến sĩ.
Công nghệ của MetaCycler không chỉ dừng lại ở việc chế tạo ra ống hút giống nhựa. Thakor cũng đưa ra quan điểm về sự không chính xác trong giả định nhựa sinh học thân thiện với môi trường, và việc đưa ra các giải pháp bền vững là cần thiết.
LeBlanc nêu rõ mục tiêu của công ty: “Chúng tôi đang xây dựng công nghệ sản xuất vật liệu có thể thay đổi hoàn toàn thế giới nơi chúng ta đang sống. Các sản phẩm của chúng tôi khi trở thành chất thải sẽ không gây ô nhiễm môi trường.”